Thời gian gần đây, NFT trở thành một xu hướng nổi bật được truyền thông, báo chí nhắc đến không ít. Vậy NFT là gì?
NFT là tên viết tắt của từ Non-fungible to ken (tài sản không thể thay thế). Đây là một đơn vị dữ liệu ở trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Có thể hiểu rằng đây là một loại tài sản số hiển thị trên một chuỗi số (blockchain).
Xem thêm: Blockchain là gì?
Blockchain này sẽ làm nhiệm vụ như là một sổ cái để đảm bảo tính xác thực của tài sản cũng như chủ sở hữu.
Hầu hết những nội dung, vật thể số trước nay đều sẽ có khả năng tái sản xuất vô hạn tuy nhiên đối với NFT thì khác. Mỗi một tài sản đều sẽ có chữ ký số riêng biệt và do đó nó có tính độc nhất.
Mỗi token NFT được đúc sẽ có một mã định danh riêng biệt và chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Do là tài sản số nên thường NFT sẽ được giao dịch bằng tiền số, nhưng trong một số trường hợp cũng sử dụng đồng USD.
– NFT không được phép phân chia. Khác với Bitcoin hoặc Eher có thể chia nhỏ được, NFT là tài sản nguyên vẹn và không thể phân chia được.
– NFT là duy nhất. Mỗi NFT là một sản phẩm duy nhất và không có bất kỳ một sản phẩm tương tự nào, không thể thay thế và không bị sao chép dưới hình thức nào.
– NFT không thể làm giả hoặc phá hủy. Mỗi một NFT được lưu trữ ở trên nền tảng blockchain đều thông qua hợp đồng thông minh và không có sự phụ thuộc bất cứ công ty nào.
– NFT có thể xác minh: Nhờ có công nghệ blockchain, bất cứ người nào cũng có thể xác minh được chính xác chủ nhân của tác phẩm.
– Ứng dụng trong các trò chơi: Trong nhiều trò chơi hiện nay đặc biệt là trong các game Play-to-Earn thì sử dụng NFT nhằm hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế ở trong game.
Ngoài ra, NFT có thể chuyển đổi được thành nhiều vật phẩm hoặc trang thiết bị khác nhau nhằm thu hút người sử dụng cũng như tạo ra giá trị cho trò chơi.
– Tài sản kỹ thuật số: NFT được dùng để hỗ trợ cho người dùng mua bán những tài sản ảo như là đất ảo, trang thiết bị…
– Xác thực danh tính: NFT có đặc điểm độc nhất và không thể thay thế được nên đây là giải pháp tối ưu trong việc xác minh và chứng nhận bản quyền của tác phẩm.
– Sưu tầm: Có nhiều nhà đầu tư NFT nhằm mục đích là sưu tầm do có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chuyển đổi sang NFT là tác phẩm của những người nghệ sĩ nổi tiếng và có giá trị cao.
NFT tùy thuộc vào từng tác phẩm có thể có giá từ vài USD đến hàng chục triệu USD, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật số cao cấp.
– Chiliz: Là một nền tảng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thể thao.
Hiện nay, Chiliz đang là đối tác của rất nhiều câu lạc bộ đá bóng nổi tiếng trên thế giới như là Paris Saint-Germain (PSG), Barcelona, Juventus, Atletico de Madrid, West Ham United, AS Roma, Galatasaray,.. Người dùng sử dụng token để vote cho đội tuyển mà mình yêu thích, hoặc chi trả phí khi tham gia vào các team eSports.
– Theta Network: Là một mạng lưới phân phối video chuyên nghiệp được sự hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain.
Theta cho phép người sử dụng xem video và nhận được mã thưởng token khi thực hiện chia sẻ, chuyển tiếp video đó đến với người khác. Network này có mạng lưới đầu tư của những doanh nghiệp nổi tiếng như là Sony, Samsung, …
– The SandBox (SAND) là một thế giới ảo được tạo ra nhằm mục đích giúp cho người sử dụng xây dựng và tiền tệ hóa trải nghiệm chơi game.
Người dùng có thể tạo ra những tài sản NFT, đưa lên trên MarketPlace để bán tài sản và thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó, hệ sinh thái còn cung cấp các sản phẩm như: Game Maker để xây dựng game 3D đơn giản, miễn phí. The Sandbox hứa hẹn sẽ là một trong các game NFT tiềm năng trong năm 2022.
– Decentraland: Kể đến các game NFT tiềm năng không thể không nhắc đến Decentraland. Đây là nền tảng được sự hỗ trợ của Ethereum.
Với Decentraland, người đung sẽ xây dựng thế giới ảo bằng việc sử dụng token để mua một mảnh đất và thỏa sức sáng tạo, xây dựng những gì bạn mong muốn.
Ở nền tảng này, người dùng sẽ nắm toàn quyền kiểm soát tài sản thuộc sự sở hữu của họ và được hưởng lợi từ số tiền kiếm được thông qua những giao dịch trên hệ thống.
NFT là một xu hướng đầu tư mới bùng nổ và rất phát triển trong năm 2021. Nhờ có những đặc điểm đặc biệt và có tính ứng dụng cao, NFT trở thành con mồi của các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, NFT suy cho cùng là tài sản kỹ thuật số và tồn tại khá nhiều rủi ro, đặc biệt đối với những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Bất kỳ người nào hiện nay cũng có thể tạo ra và phát hành NFT trên những nền tảng giao dịch. Vậy nên, nếu như nhà đầu tư không thể phân biệt được ra những NFT tiềm năng và lựa chọn thì họ có nguy cơ có thể mua phải những NFT không có giá trị.
Bên cạnh đó, chưa có một cá nhân hay tổ chức nào đưa ra cơ sở để định giá của NFT nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều NFT với các mức giá khác nhau.
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về dự án NFT
Bước 2: Kiểm tra cộng đồng của dự án đó trên các trang mạng xã hội
Bước 3: Kiểm tra Website của dự án và người sáng lập ra dự án đó
Bước 4: Đánh giá về tính ứng dụng hay giá trị sưu tầm của NFT
Bước 5: Điểm đặc biệt của NFT
Dogecoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân quyền, dựa trên mã nguồn của Litecoin. Vậy Dogecoin là gì? Có nên đầu tư vào Doge coin không? Mua bán đồng Dogecoin ở đâu?
Read Morearaland là một trong những game nổi tiếng và được nhiều người quan tâm trong mảng Play to Earn. Vậy để hiểu rõ hơn Faraland là gì và thông tin chi tiết về dự án Faraland, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Read MoreCosmos là dự án được nhiều người quan tâm. Vậy Cosmos là gì và hệ sinh thái Cosmos như thế nào?
Read MoreCoin LUNA là gì? Hệ sinh thái Terra bao gồm những gì?
Read MoreHầu hết mọi người đều biết thuật ngữ “blockchain” liên quan đến tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính chính thống như ngân hàng đã bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain để thực hiện các giao dịch trong ngân hàng hiệu quả và an toàn hơn.
Read MoreCrypto hay còn gọi là tiền điện tử, tiền ảo đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Có kiến thức về Crypto sẽ giúp bạn lựa chọn được crypto coin phù hợp với khả năng kinh tế và không bị hoang mang trước những biến động của thị trường.
Read MoreĐồng tiền kỹ thuật số đứng đầu , Bitcoin , đã mất hơn 7%, xuống còn 21.467 đô la và Ethereum giảm 6,6%, giao dịch ở mức 1.726 đô la. Lý do cho sự sụt giảm này không rõ ràng.
Read MoreTỷ giá USD hôm nay 19/8 bật tăng mạnh, chỉ số đo lường biến động của USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (DXY) vượt mốc 107 điểm.
Read MoreTrang Twitter chính thức của nền tảng Stablecoin phi tập trung Beanstalk Farms vừa đưa ra thông báo về một vụ tấn công quy mô lớn của hacker nhắm vào tổ chức này.
Read MoreBitcoin tiếp tục giảm giá, đa số các tiền mã hóa khác cũng rớt giá mạnh khiến thị trường rơi vào “bão lửa”.
Read More10 loại tiền điện tử hàng đầu - bao gồm cả Stablecoin, Bitcoin, Ethereum, BNB, XRP, Solana hay Cardano - đã rơi tự do, mất giá thảm hại chỉ trong vòng vài ngày qua.
Read More